Gia tăng sản xuất, đảm bảo nguồn cung rau xanh sau mưa bão
Do ảnh hưởng của mưa bão, nguồn cung rau xanh trên thị trường phía Bắc đang bị thiếu hụt. Bà con nông dân có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập.
Có 81 kết quả được tìm thấy
Do ảnh hưởng của mưa bão, nguồn cung rau xanh trên thị trường phía Bắc đang bị thiếu hụt. Bà con nông dân có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập.
Ngành Nông nghiệp huyện Yên Khánh đang tập trung khắc phục tình trạng ngập úng, khôi phục sản xuất sau mưa bão số 3.
Mùa mưa bão là thời điểm rất dễ xảy ra những sự cố trên lưới điện. Để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết, xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra, ngành Điện lực đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho khách hàng.
Bước vào mùa mưa bão cùng với sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang diễn ra phức tạp, gây nên thời tiết cực đoan, rất khó dự báo, thiệt hại xảy ra khó lường. Để chủ động phòng tránh, ứng phó và nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, phóng viên Báo có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác chỉ đạo điều hành và đôn đốc việc chủ động trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) trên địa bàn.
Hơn 1 năm qua, trước nguy cơ mất an toàn với nguy cơ sạt, lở đá trên núi Vườn Già (thuộc thôn Đông, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) đang đẩy nhanh thực hiện "Dự án xử lý khắc phục nguy cơ sạt, lở đá đe dọa đến tính mạng con người tại khu vực núi Vườn Già", góp phần đảm bảo an toàn cho những hộ dân sống xung quanh khu vực núi, nhất là khi sắp đến mùa mưa bão.
Trong thiên tai, dịch bệnh, hình ảnh hàng vạn chiến sĩ Quân đội dầm mình trong mưa bão để cứu dân; chiến sĩ biên phòng ngày đêm canh gác trên chốt chống dịch; các anh bộ đội, dân quân phục vụ tại các khu cách ly tập trung… đã làm sáng thêm những phẩm chất cao quý của Bộ đội Cụ Hồ.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7 kết hợp với không khí lạnh nên khu vực tỉnh Ninh Bình đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Có khả năng xảy ra lũ, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại vùng thấp trũng, ven sông. Đồng thời, hiện nay cơn bão có tên quốc tế Kompasu đang hoạt động ở ngay khu vực biển phía đông Philippine, đêm nay (ngày 11 tháng 10 năm 2021) bão có thể vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 8. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất… có thể xảy ra.
Để chủ động ứng phó với cơn bão số 7 và tiếp tục là cơn bão số 8, các địa phương trên địa bàn huyện Yên Khánh đang khẩn trương thu hoạch nốt diện tích lúa mùa, bảo vệ diện tích cây đông đã trồng, phấn đấu hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra cho bà con nông dân.
Để xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra trên lưới điện trong mùa mưa bão, nhằm hạn chế các thiệt hại và phục vụ nhu cầu của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, PC Ninh Bình đã chủ động triển khai các giải pháp, sẵn sàng các phương án ứng phó, đảm bảo cấp điện an toàn.
Hiện nay đang bước vào mùa mưa bão, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy là rất lớn, nhất là tại các bến khách ngang sông vốn đang còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý cũng như công tác đảm bảo TTATGT. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn tại các bến khách ngang sông là nhiệm vụ trọng tâm đang được các cơ quan chức năng quan tâm, triển khai thực hiện.
Chiều 15/4, đồng chí Nguyễn Cao Sơn, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy trước mùa mưa bão tại các bến đò, phà chở khách ngang sông trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo Sở Giao thông và Vận tải.
Để chủ động ứng phó với mùa mưa bão năm 2021, thời gian này chủ đầu tư và đơn vị thi công Dự án xây dựng Âu Kim Đài đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công cao nhất để kịp thời đưa vào sử dụng, phục vụ cho việc ứng phó với tác động nước biển dâng, ngăn mặn, trữ nước ngọt phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho các huyện khu vực Nam Ninh Bình.
Để đảm bảo ăn chắc, tránh những thiệt hại do mưa bão gây ra và tạo quỹ đất trồng cây vụ đông, bà con nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Khánh đang tập trung nhân lực, phương tiện, máy móc xuống đồng thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa mùa đã chín.
Việc đảm bảo an toàn các hồ, đập chứa nước trong mùa mưa bão là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để ứng phó với những diễn biến thời tiết bất thường, huyện Nho Quan đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.
Hiện đang là mùa mưa bão với những đợt mưa giông kéo dài gây ngập úng cục bộ hoặc thời tiết độ ẩm cao làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường sống do rác thải, nước thải và sự phát triển của côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, muỗi mát… làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thực phẩm nếu không được bảo quản, chế biến đúng cách, từ đó dễ xảy ra tình trạng ngộ độc trong mùa mưa bão, lũ.
Chỉ trong 6 ngày (từ 13-18/7), tổng lượng mưa đo được trên địa bàn huyện Yên Khánh lên tới 230 mm. Mưa lớn kéo dài đã khiến gần 3.800 ha lúa mùa mới gieo cấy của địa phương này bị ngập úng, một số diện tích rau màu bị ảnh hưởng. Hiện địa phương đang triển khai nhiều biện pháp để tiêu úng, nhanh chóng khôi phục, gieo cấy lại những diện tích lúa mùa bị thiệt hại, đảm bảo kịp thời vụ.
Mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 3, nhưng cũng như các địa phương trong tỉnh, thành phố Ninh Bình cũng gặp khó khăn do mưa bão kéo dài, gây ngập lụt một số tuyến đường, các diện tích hoa màu, đe dọa sự an toàn của hệ thống đê điều, kè, cống… Trước tình hình trên, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Ninh Bình đã chỉ đạo các xã, phường và các đơn vị trên địa bàn chủ động triển khai các phương án phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại đến mức thấp nhất do mưa bão nguy ra.
Hiện đang là những ngày hè nóng bức và chuẩn bị đến mùa mưa bão, thời gian này thường dễ phát sinh các loại dịch bệnh trong cộng đồng. Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, Trung tâm Y tế huyện Nho Quan đã có văn bản chỉ đạo các trạm y tế xã, thị trấn triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng, đồng thời chuẩn bị các điều kiện về nhân, vật lực, phương tiện, sẵn sàng phòng, chống và ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
Mùa mưa bão đang đến gần, để chủ động ứng phó với các tình huống bão lụt có thể xảy ra, huyện Yên Mô đang chỉ đạo các đơn vị, địa phương rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống thiên tai, nhất là công tác phòng chống lụt bão, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, đơn vị.
Năm 2017, Ninh Bình là địa phương chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, mà cụ thể là bão, lũ. Mùa mưa bão năm 2018 đang đến gần, Phóng viên (PV) Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lâm Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo, mùa bão và áp thấp nhiệt đới sẽ kết thúc muộn, trong nửa cuối tháng 12/2017 và tháng 1, tháng 2/2018 vẫn có khả năng xuất hiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực phía Nam Biển Đông.
Hiện nay, tình trạng vi phạm Luật Đê điều tại các địa phương trên địa bàn tỉnh diễn ra hết sức phức tạp, đe dọa sự mất an toàn của các tuyến đê, nhất là trong mùa mưa bão. Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước và khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh đã ban hành công văn chỉ đạo các huyện, thành phố, các sở, ngành tích cực vào cuộc thực hiện nghiêm túc các biện pháp để xử lý dứt điểm các vi phạm hành lang đê trước ngày 30/10/2017. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc xử lý vi phạm hành lang đê điều tại các địa phương chưa có nhiều chuyển biến, nhiều điểm vi phạm vẫn chưa tiến hành tháo dỡ di dời, trả lại mặt bằng hành lang an toàn đê… Vì vậy, các địa phương sẽ khó có thể hoàn thành công tác xử lý theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ ngày 9-12/10, trên địa bàn 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn có mưa to, cộng với nước từ thượng nguồn đổ về khiến một số địa phương của huyện Nho Quan và Gia Viễn bị ngập lụt nặng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành, đặc biệt là các cơ sở y tế vùng ngập úng tăng cường cơ số thuốc phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão.
Theo dự báo lúc 21h ngày 14/10 của Trung tâm DBKTTV Trung ương, lũ trên sông Hoàng Long đang xuống chậm. Lúc 21 giờ ngày 14/10, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế: 3,86m (dưới BĐ3: 0,14m). Trong 12 giờ tiếp theo, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế sẽ xuống mức 3,60 m (trên BĐ2: 0,10m). Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế sẽ xuống mức 3,35m (dưới BĐ2: 0,15m). Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1. Trong 12 giờ tới, ngập lụt ra tại một số vùng trũng, thấp thuộc tỉnh Ninh Bình sẽ giảm dần. Theo dự báo lúc 21h ngày 14/10 của Trung tâm DBKTTV Trung ương, lũ trên sông Hoàng Long đang xuống chậm. Lúc 21 giờ ngày 14/10, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế: 3,86m (dưới BĐ3: 0,14m). Trong 12 giờ tiếp theo, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế sẽ xuống mức 3,60 m (trên BĐ2: 0,10m). Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế sẽ xuống mức 3,35m (dưới BĐ2: 0,15m). Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1. Trong 12 giờ tới, ngập lụt ra tại một số vùng trũng, thấp thuộc tỉnh Ninh Bình sẽ giảm dần.
Vào mùa mưa bão rất dễ xảy ra những sự cố về điện, gây gián đoạn cung cấp điện, tiềm ẩn mất an toàn nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân, doanh nghiệp. Vì vậy bên cạnh các biện pháp đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho khách hàng của ngành điện thì người dân, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần nâng cao nhận thức về an toàn điện nhằm giảm thiểu thiệt hại các tai nạn do điện gây ra trong mùa mưa bão.